Nhảy đến khu vực chủ yếu.
:::

Các hình thức vi phạm pháp luật thường gặp


Nội dung :

Chủ thuê không được cử người nước ngoài thực hiện các công việc ngoài quy định đăng ký trên giấy phép, theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Dịch vụ Việc làm, trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền hành chính từ 30 nghìn Đài tệ đến 150 nghìn Đài tệ theo mục 1 Điều 68 cùng Luật, trường hợp tái phạm lần thứ hai thì Chủ thuê sẽ bị hủy bỏ Giấy phép tuyển mộ và Giấy phép thuê làm còn hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 72 cùng Luật.

Vụ việc (làm việc ngoài giấy phép đã đăng ký): Chủ thuê Hsu tuyển dụng hợp pháp một khán hộ công người nước ngoài H, hỗ trợ chăm sóc bố bị bệnh nặng nằm liệt giường lâu ngày. Bản thân Chủ thuê Hsu có kinh doanh quán ăn nhỏ, nên đã yêu cầu chị H ngoài việc chăm sóc bố mình ra, ban ngày còn phải đến quán ăn giúp đỡ rửa bát, vì thế bị phạt tiền hành chính từ 30 nghìn đến 150 nghìn Đài tệ, trường hợp tái phạm lần thứ hai thì sẽ bị hủy bỏ Giấy phép thuê làm.

  • Ngày công bố phát hành :2024/05/15
  • Ngày cập nhật :2024/07/04

Nội dung :

Chủ thuê không được cử người nước ngoài thay đổi nơi làm việc khi chưa được cấp phép, theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Luật Dịch vụ Việc làm, trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền hành chính từ 30 nghìn đến 150 nghìn Đài tệ theo mục 1 Điều 68 cùng Luật, trường hợp tái phạm lần thứ hai thì Chủ thuê sẽ bị hủy bỏ Giấy phép tuyển mộ và Giấy phép thuê làm theo quy định tại khoản 3 Điều 72 cùng Luật.

Vụ việc (thay đổi địa điểm làm việc khi chưa được cấp phép): Công ty sản xuất A tuyển dụng 2 lao động người nước ngoài, địa điểm làm việc được cấp phép của họ ở trong tòa nhà tại thành phố Đào Viên, nhưng địa điểm làm việc thực tế lại ở trong một nhà máy tại khu Lâm Khẩu, thành phố Tân Đài Bắc, mà Công ty này chưa đăng ký thay đổi địa điểm làm việc với Bộ Lao động, đã bị Cục Lao động phát hiện, Công ty sản xuất A do đó bị phạt tiền hành chính từ 30 nghìn đến 150 nghìn Đài tệ, trường hợp tái phạm lần thứ hai sẽ bị hủy bỏ Giấy phép thuê làm.

  • Ngày công bố phát hành :2024/05/15
  • Ngày cập nhật :2024/07/04

Nội dung :

Người nước ngoài không được làm việc khi chưa đăng ký giấy phép, trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền hành chính từ 30 nghìn Đài tệ đến 150 nghìn Đài tệ theo quy định tại mục 1 Điều 68 Luật Dịch vụ Việc làm, trường hợp đã có lệnh trục xuất trong thời hạn quy định mà vẫn không xuất cảnh, Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh sẽ cưỡng chế trục xuất theo quy định tại mục 3 Điều 68 cùng Luật.

Vụ việc (làm việc trái phép): Chị Hua muốn kiếm thêm tiền, nên đã nghe theo gợi ý của bạn bè trên mạng là anh Lun, sang Đài Loan với danh nghĩa du lịch, và trong thời gian tại Đài Loan, chị đã liên lạc với anh Lun qua mạng xã hội, anh Lun bố trí cho chị Hua làm việc lắp ráp khuôn thủ công tại nhà máy để kiếm tiền. Sau khi bị phát hiện, đã có lệnh trục xuất.

  • Ngày công bố phát hành :2024/05/15
  • Ngày cập nhật :2024/07/04

Nội dung :

Người nước ngoài không được làm việc cho Chủ thuê ngoài giấy phép đã đăng ký hoặc không phải là công việc mà Chủ thuê cử làm, trường hợp vi phạm sẽ bị hủy bỏ Giấy phép thuê làm theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 73 Luật Dịch vụ Việc làm, đồng thời ra lệnh trục xuất và không được làm việc tại Đài Loan theo quy định tại mục 1 Điều 74 cùng Luật.

Vụ việc (làm việc cho Chủ thuê ngoài giấy phép đã đăng ký): Anh A là lao động người nước ngoài hợp pháp Indonesia được tuyển dụng sang Đài Loan làm việc, do điều kiện nhà máy kinh doanh không tốt, nên anh A không được tăng ca để có cơ hội kiếm thêm tiền tăng ca. Để kiếm thêm tiền gửi về Indonesia cho con trai đang học Đại học, anh A quyết định tận dụng thời gian nghỉ cuối tuần tự đến quán “Món hầm OO” do ông chủ Lee kinh doanh, lương theo giờ là 183 Đài tệ, và thực hiện công việc bưng bê đồ ăn và dọn dẹp vệ sinh trong quán “Món hầm OO”. Sau khi bị phát hiện, bị hủy bỏ Giấy phép thuê làm và bị trục xuất về nước.

  • Ngày công bố phát hành :2024/05/15
  • Ngày cập nhật :2024/07/04

Nội dung :

Chủ thuê phải trả lương đầy đủ, trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền hành chính từ 60 nghìn đến 1 triệu Đài tệ theo mục 1 Điều 67 Luật Dịch vụ Việc làm, khoản 1 mục 1 Điều 79 Luật Tiêu chuẩn Lao động, và hủy bỏ Giấy phép tuyển mộ và Giấy phép thuê làm đối với Chủ thuê theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Dịch vụ Việc làm.

Vụ việc (không trả lương đầy đủ): Nhà máy của ông chủ Chen tuyển dụng nhiều lao động người Thái, sau khi đưa lao động người nước ngoài nhập cảnh, ông chủ Chen hàng tháng khấu trừ phí dịch vụ môi giới từ tiền lương của các lao động người Thái Lan và giao cho Công ty Môi giới, do đó bị phạt tiền hành chính từ 60 nghìn tới 1 triệu Đài tệ, đồng thời bị hủy bỏ Giấy phép thuê làm.

  • Ngày công bố phát hành :2024/05/15
  • Ngày cập nhật :2024/07/04

Nội dung :

Chủ thuê phải cung cấp bảng lương song ngữ, trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền hành chính từ 60 nghìn đến 300 nghìn Đài tệ theo mục 1 Điều 67 Luật Dịch vụ Việc làm, và bị hủy bỏ Giấy phép tuyển mộ và Giấy phép thuê làm đối với Chủ thuê theo quy định tại khoản 2 Điều 72 cùng Luật.

Vụ việc (không cung cấp bảng lương song ngữ): Ông Luo tuyển dụng hợp pháp nhiều lao động người Thái Lan làm việc tại nhà máy, nhưng bảng lương hàng tháng của Công ty chỉ bằng tiếng Trung, không được giải thích bằng tiếng Thái (ngôn ngữ mẹ đẻ của các lao động người nước ngoài). Lao động người Thái Lan không hiểu tiếng Trung, mặc dù nhận được bảng lương, nhưng không thể tính được mức lương của mình có phù hợp với quy định pháp luật hay không, vì vậy ông chủ bị phạt tiền hành chính từ 60 nghìn đến 300 nghìn Đài tệ, đồng thời bị hủy bỏ Giấy phép thuê làm.

  • Ngày công bố phát hành :2024/05/15
  • Ngày cập nhật :2024/07/04

Nội dung :

Không sử dụng dịch vụ chuyển tiền trái phép tại chợ đen để tiến hành giao dịch ngoại hối và chuyển khoản, trường hợp doanh nghiệp chuyển tiền chợ đen cung cấp dịch vụ chuyển tiền trái phép cho lao động người nước ngoài, sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự do vi phạm quy định tại mục 1 Điều 29 Luật Ngân hàng, các quy định nghiêm cấm “không phải là ngân hàng thì không được thực hiện công tác chuyển tiền trong và ngoài nước”, “trường hợp kinh doanh mua bán ngoại hối trái phép” theo mục 1 Điều 22 Điều lệ Quản lý Ngoại hối, dịch vụ chuyển tiền được cung cấp cũng thường phát sinh tranh chấp tiêu dùng, lao động người nước ngoài phải sử dụng ngân hàng hoặc Cơ sở Tài chính hợp pháp để tiến hành giao dịch ngoại hối và chuyển khoản, để tránh cho số tiền vất vả kiếm được của mình bị lừa gạt hoặc bị chiếm đoạt. Ngoài ra, hiện tại một số Cơ sở Tài chính đã cung cấp các kênh chuyển khoản xuyên biên giới tại ATM, giúp lao động người nước ngoài tiến hành chuyển khoản một cách dễ dàng và an toàn.

 Vụ việc 

1、Anh Ta sang Đài Loan làm công nhân tại nhà máy, để nhận lương được phát từ nhà máy, anh đã đăng ký tài khoản ngân hàng tại Đài Loan dùng để chuyển tiền lương. Sau 6 năm sang Đài Loan làm việc, trước khi về nước, anh Ta đã rút gần tiền từ tài khoản đăng ký tại Đài Loan và chỉ còn dư lại 56 Đài tệ, và đinh ninh rằng mình sẽ không bao giờ sử dụng tài khoản này nữa, nên đã giao lại thẻ tài ngân hàng và mật khẩu cho người khác sử dụng, rồi xuất cảnh về nước. Sau khi thành viên của Tập đoàn lừa đảo có được tài khoản do anh Ta cung cấp, đã lừa người bị hại Hsiao Ming, yêu cầu Hsiao Ming chuyển tiền vào trong tài khoản ngân hàng do anh Ta cung cấp. Khi anh Ta nhập cảnh trở lại Đài Loan, liền bị khởi tố, Tòa án phán quyết tuyên bố anh Ta phạm tội hỗ trợ lừa đảo theo mục 1 Điều 339 Bộ luật Hình sự và tội hỗ trợ rửa tiền theo mục 1 Điều 14 Luật Phòng chống Rửa tiền. 

2、Lina sang Đài Loan làm khán hộ công, trên Facebook làm quen với một lao động người nước ngoài đồng hương tự xưng là JOJO, JOJO viện cớ cần lĩnh tiền và sau khi lĩnh tiền sẽ hoàn trả tài khoản cho Lina để yêu cầu cô cung cấp tài khoản ngân hàng, Lina chưa xác nhận danh tính thật của JOJO đã gửi sổ tiết kiệm và thẻ rút tiền của mình cho JOJO, đồng thời thông báo mật khẩu của thẻ rút tiền trên phần mềm mạng xã hội Facebook. Sau khi JOJO có được tài khoản và thẻ rút tiền do Lina cung cấp, đã cùng Tập đoàn lừa đảo tiến hành lừa anh Hai, sau khi bị lừa, anh Hai đã chuyển tiền vào tài khoản do Lina cung cấp, sau đó anh Hai phát hiện ra mình bị lừa và khai báo với cảnh sát. Phía cảnh sát lần theo manh mối thì phát hiện ra là tài khoản do Lina cung cấp. Sau khi Lina bị Kiểm sát viên khởi tố, thì bị Tòa án nhận định hành vi cung cấp tài khoản của Lina đã cấu thành tội hỗ trợ lừa đảo theo mục 1 Điều 339 Bộ luật Hình sự và tội hỗ trợ rửa tiền theo mục 1 Điều 14 Luật Phòng chống Rửa tiền, do đó bị kết án 2 tháng tù giam.

  • Ngày công bố phát hành :2024/05/15
  • Ngày cập nhật :2024/07/04

Nội dung :

Giới thiệu và thúc đẩy hợp tác trái phép để người nước ngoài làm việc cho người khác, sẽ bị phạt tiền hành chính từ 100 nghìn đến 500 nghìn Đài tệ theo quy định tại Điều 45, Điều 64 Luật Dịch vụ Việc làm. Trường hợp tái phạm trong vòng 5 năm, sẽ bị kết án dưới 1 năm tù giam, tạm giam hoặc kèm theo phạt tiền dưới 600 nghìn Đài tệ; trường hợp có ý định thu lời từ việc giới thiệu và thúc đẩy hợp tác trái phép, sẽ bị kết án dưới 3 năm tù giam, tạm giam hoặc kèm theo phạt tiền dưới 1,2 triệu Đài tệ.

Vụ việc (giới thiệu và thúc đẩy hợp tác trái phép): Hsiao Chen giới thiệu và thúc đẩy hợp tác trái phép cho 3 người Việt Nam mất liên lạc cho Chủ thuê bất hợp pháp Hsiao Hsieh tuyển dụng thực hiện các công việc liên quan đến trộn cát và quét vữa xi-măng lên mặt tường trong công trường xây dựng bãi đỗ xe mới tại công viên được nhận thầu từ Công ty Hữu hạn Xây dựng. Được Chính quyền huyện/thị xác nhận vi phạm quy định Điều 45 Luật Dịch vụ Việc làm, bị phạt tiền hành chính từ 100 nghìn đến 500 nghìn Đài tệ. Trường hợp tái phạm trong vòng 5 năm, sẽ bị kết án dưới 1 năm tù giam.

  • Ngày công bố phát hành :2024/05/15
  • Ngày cập nhật :2024/07/04